Tính tổng có điều kiện được ứng dụng trong kế toán công nợ, tính tồn kho, lên cân đối số phát sinh, tính tăng giảm theo dõi hợp đồng…. Từ đơn giản đến phức tạp nhưng đủ cả.
Hầu hết các công việc máy tính đều cần sự hỗ trợ đắc lực của hàm này. Đặc biệt trong công tác thống kê, tổng hợp dữ liệu.
Một số thông tin về hàm SUMIFS
Xem qua các kiến thức trên và bắt đầu ứng dụng luôn bạn nhé
1. HÀM SUMIFS TRONG KẾ TOÁN CÔNG NỢ
Ứng dụng trong bảng tổng hợp công nợ, để tính toán số phát sinh tăng công nợ và phần đã thanh toán trong kỳ.
Tương tự, như việc sử dụng hàm VLOOKUP để tìm thông tin của từng nhân viên. Trong bảng tổng hợp chi tiết công nợ, hàm SUMIFS được dùng để tính công nợ như sau:
Phát sinh tăng:
= SUMIFS (cột số tiền nợ bên Bảng ghi nhận phát sinh,cột thông tin mã khách hàng/NCC bên Bảng ghi nhận phát sinh,ô mã khách hàng/NCC cột B dòng tương ứng).
Tính tổng tiền đã thanh toán – Phát sinh giảm:
= SUMIFS (cột số tiền đã thanh toán bên Bảng ghi nhận phát sinh,cột thông tin mã khách hàng/NCC bên Bảng ghi nhận phát sinh,ô mã khách hàng/NCC cột B dòng tương ứng).
2. HÀM SUMIFS VỚI KẾ TOÁN KHO HÀNG
Với kế toán kho hàng
Tương tự khi hàm SUMIFS được dùng để tính công nợ, thì trong quản lý kho áp dụng như sau:
Hàng nhập:
Số lượng nhập = SUMIFS (cột số lượng bên Bảng nhập hàng,cột thông tin mã hàng hóa bên Bảng nhập hàng,ô mã hàng tương ứng trong bảng tính tồn kho).
Hàng xuất:
Số lượng nhập = SUMIFS (cột số lượng bên Bảng xuất hàng,cột thông tin mã hàng hóa bên Bảng xuất hàng,ô mã hàng tương ứng trong bảng tính tồn kho).
Với mục giá trị hàng hóa, tính tương tự với:
Giá trị hàng nhập: Tính bằng tổng giá trị hàng nhập
Giá trị hàng xuất: Tính bằng tổng giá vốn
3. TÍNH TỔNG CÓ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG
Trong quản lý hợp đồng, SUMIFS tương tự sẽ hỗ trợ tốt khi gọi dữ liệu giá trị hợp đồng và giá trị thanh toán
4. ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN ĐIỂM THI HỌC SINH, SINH VIÊN
Updating
5. SUMIFS TRONG CƠ QUAN THỐNG KÊ TÀI SẢN, SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP, THỐNG KÊ DÂN SỐ
6. TÍNH TỔNG CÓ ĐIỀU KIỆN VỚI SỐ PHÁT SINH BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH
Khi lập bảng cân đối kế toán, lấy số phát sinh từ sổ nhật ký hoặc từ bảng kê dữ liệu phát sinh
Giả định có một file excel kế toán, với 2 sheet:
- DATA (ghi dữ liệu phát sinh)
- BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH: như ảnh
Cú pháp hàm tại cột E – Phát sinh nợ:
=SUMIFS(Cột số tiền trong bảng DATA,cột số tài khoản nợ trong DATA,ô số tài khoản tương ứng dòng đang viết công thức)
Phát sinh có:
=SUMIFS(Cột số tiền trong bảng DATA,cột số tài khoản có trong DATA,ô số tài khoản tương ứng dòng đang viết công thức)